Lưu trữ | Tình yêu RSS feed for this section

I want nobody nobody, but you…

22 Th9

Mùi của tình yêu

11 Th7


1.
Tình yêu có mùi gì? Chưa rõ,nhưng chắc chắn cũng như những thứ khác, tình yêu phải có mùi, và vì tình yêulà thiêng liêng nên mùi của tình yêu phải thơm, chắc chắn đó là một mùi thơmnhất trần đời, thơm hơn mùi của ngọn lửa cháy rấm rức trong đêm, thơm hơn mùitrên giọt mưa buổi sớm, thơm hơn cả mùi của ngọn gió tràn từ biển, thơm hơnnhiều so với mùi của cánh đồng lúa chín. Điều kỳ diệu của tình yêu là mỗi ngườisẽ nghe thấy một mùi thơm của riêng mình.
2.
Trong phim “Couples Retreat”có một nhân vật là hướng dẫn viên chương trình “lời thì thầm lứa đôi”, nhân vậtnày tôi rất thích dù ông chỉ chuyên đóng vai phụ và hầu như chỉ đóng các nhânvật có nói tiếng Anh bằng giọng Pháp. Trong phim này ông có nói một câu rấthay, đại ý là: hôn nhân không phải là một hợp đồng vô thời hạn, nó có giá trịrất ngắn và mỗi ngày, vào lúc bình minh, là thời điểm tốt nhất để làm mới lạihợp đồng hôn nhân của mình.
3.
Có nhiều doanh nhân thànhđạt và giàu có, họ rất nổi tiếng. Khi nhắc tới họ người ta hay bình phẩm thêmrằng ừ, tay ấy hắn gặp thời, gặp may, hoặc giả là tay ấy số hắn đỏ thật, tay ấyđúng là đẻ bọc điều nên kinh doanh gặp thời…Vâng, người thành đạt trong kinhdoanh cũng thường tự nhận mình may mắn. Tôi làm kinh doanh tôi biết, may mắncũng có, nhưng chỉ là một phần nhỏ, phần lớn hơn chính là nỗ lực vượt bậc củahọ. Thành công không phải là một cái đích, nó là một chặng đường mà mỗi bước điđều cần có sự nỗ lực phi thường.
Một số người có cuộc sống vợchồng hạnh phúc hay nói rằng họ may mắn, họ có duyên nợ với nhau, họ được ôngTơ bà Nguyệt đưa mai chỉ mối… Tôi thì tôi luôn tin rằng tình yêu thực sự làphải bắt đầu sau đám cưới, khi hai người cùng bên nhau để chia sẻ mọi điềutrong cuộc sống, lúc ấy tình yêu mới thực sự có ý nghĩa. Vậy thì cũng như việcthành công trong kinh doanh, đối với hạnh phúc của tình yêu vợ chồng cũng cóchút may mắn, có nhưng rất ít.
4.
Sự nghiệp âm nhạc của tôikhá tệ. Tôi sở hữu một chất giọng to và thô (y như chính con người tôi). Tôi cómột kiến thức về âm nhạc khá ít ỏi, (là một cách nói nói cho khiêm tốn của câu:tôi chẳng biết gì về âm nhạc). Nhưng bất chấp những trở ngại ấy, tôi vẫn rấtthích được hát, tất nhiên không chỉ là việc hát dưới vòi tắm hay hát khi lái xemột mình. Điều hạn chế là tôi chỉ hát được khi đã uống rượu, cho nên sự nghiệpca hát của tôi chỉ là những đêm trắng gào thét cùng vài người bạn và cây đànguitare hay những bữa đập phá tưng bừng trong quán karaoke mà thôi.
Vậy mà tôi cũng có người hâmmộ đó bạn. Một fan nữ rất xinh đẹp và hát hay lại cực kỳ hâm mộ giọng hátcủa tôi. Nàng luôn đề nghị tôi hát, nàng luôn lắng nghe, lắc lư theo điệu nhạcvà nhìn tôi với một ánh mắt ngưỡng mộ. Nàng luôn chọn bài cho tôi hát, nhữngbản tình ca nồng nàn, và luôn vỗ tay sau khi tôi hát. Chỉ có nàng khen tôihát hay, vâng, hầu như chỉ một mình nàng khen tôi hát hay. Sự nghiệp âm nhạccủa tôi nhờ đó mà tỏa sáng, dù chỉ với một người.
5.
Đối với tôi, mùi thơm nhấttrên đời chính là mùi da thịt của HàThi và Hà Văn, chính xác là như vậy, là mùicủa các con tôi, bởi vì chúng đều thơm mùi của mẹ chúng. Mùi của tình yêu.

"đẹp như bông lúa chín con sông phù sa thơm phức…"

28 Th6

1.
Có một cô nhân viên của tôithường ngày vẫn thấy tôi hay kể chuyện miền tây nên cô quyết định cùng chồng đimiền tây chơi. Sau khi đi một vòng miền tây, xuống đến tận mũi Cà Mau, cô quaytrở về và phát biều rằng “miền tây chẳng có gì hay để xem, để chơi cả”. Tôihoàn toàn đồng ý. Tôi đã từng đi khắp miền tây, ở miền tây không có gì đáng đểxem đâu, không có những đền đài thành quách, không có những bờ biển dài cáttrắng dừa xanh, không có núi non hùng vĩ, không có những dòng thác thơ mộng,thậm chí cũng không có lấy một cái resort cho ra hồn… không có gì đáng cho mộtchuyến du lịch cả. Chắc chắn luôn
2.
Nhà Ngoại vợ tôi ở giữa miềntây, Hậu Giang. Ngoại có bốn người con gái và hai người con trai, trong bốnngười con gái của bà Ngoại thì má vợ tôi lớn nhất, thứ Ba, còn lại là Dì Tư, DìBảy và Dì Út. Cả bốn người con gái này đều rất đẹp (tôi coi hình hồi trẻ của họmà không khỏi mê mẩn).
3.
Dì Tư tôi có thể nói là đẹpnhất trong bốn người, nét đẹp của Dì rất quí phái. Dì Tư sanh được năm ngườicon gái, sanh cũng gần nhau. Sanh xong năm người con gái thì Dượng Tư tôi mất,để lại một mình Dì với năm cô con gái nhỏ. Vì lúc ấy Dì đẹp quá (sanh năm conmà vẫn còn đẹp mới hay) nên cũng có nhiều người đàn ông giàu có đến xin phụnuôi con với dì, nhưng Dì Tư nói: không. Một mình Dì ở vậy nuôi năm người con.Vượt qua bao nhiêu khổ cực, đắng cay, loạn lạc, binh đao… Dì Tư vẫn một taynuôi các con nên người, không những vậy Dì Tư còn phụ giúp Ngoại nuôi các em.
Các con Dì Tư bây giờ đềukhá giả, ở nhà lầu đi xe hơi nếu bạn muốn nói rõ hơn. Hôm Tết vừa rồi các congái và con rể của Dì Tư làm một lễ mừng thọ cho Dì ở Trường Long, đó là mộtbuổi lễ lớn được dựng rạp trong vườn với múa lân và cả một chương trình ca nhạc.Vợ chồng chúng tôi, cùng với một đại gia đình, cũng đến dự và chúc mừng Dì. TócDì đã bạc, chân Dì bị đau nên đi lại khó khăn. Dì vẫn luôn mỉm cười. Tôi vẫnphải nhắc lại là đến tận tuổi già, Dì Tư tôi vẫn đẹp mê hồn.
4.
Dì Bảy cũng đẹp, đẹp mộtkiểu khác nữa, có thể vì Dì là một cô giáo. Dì Bảy có ba người con, hai traimột gái. Đúng lúc Dì Bảy tôi sắp sanh đứa út, thằng Khoa, thì nhà Dì có chuyện.Số là Dượng Bảy tôi lúc ấy đi làm bảo vệ, mà bảo vệ thời mới giải phóng được coilà bán vũ trang và cũng được cấp súng quân dụng. Trong một lần làm nhiệm vụ,Dượng Bảy tôi đã vô tình để súng cướp cò và làm chết một người.
Đó là một cái án dài đằngđẵng. Dì Bảy một mình nuôi ba đứa con trong lúc Dượng Bảy thụ án, tất nhiên làcó sự trợ giúp của má vợ tôi và Dì Tư. Nhưng đó là một thời gian cực kỳ khókhăn mà mỗi lần nhắc lại thì má vợ tôi và Dì Bảy vẫn không khỏi chua xót.
Bây giờ thì Dì Dượng rấtvui, Dượng Bảy làm lúa ở Nông trường Cờ Đỏ thôi mà cất nhà mới ở Cần Thơ, cáccon đều gia đình vui vẻ, cháu nội cháu ngoại đầy đàn. Dượng Bảy rất thích tôi,mà tôi cũng rất thích ổng. Mỗi lần tôi về là nhất định dượng cháu phải uống vớinhau một bữa thật say. Dượng Bảy tôi nấu ăn cực ngon, ngon thần sầu quỉ khốcluôn bạn ơi. Biết tôi về thế nào ổng cũng làm món giò heo giả cầy hoặc dụm trâunấu mẻ mà tôi khoái, rồi kiếm rượu đế ngon… kể lại mà tôi còn nuốt nước bọtừng ực.
5.
Dì Út cũng đẹp, đẹp kiểukhác nữa, đẹp kiểu hiền lành, nhẹ nhàng. Dì Út chỉ có một thằng con, nó làthằng Nghị, ở quê mà chỉ có một con là hơi bị hiếm, nhưng trường hợp của Dì Útthì có lý do.
Dì Út lấy chồng, đó là mộtmối tình đẹp. Sau đám cưới Dì Út qua nhà chồng ở. Nhà Dượng Út nghe nói rất khókhăn và khắc nghiệt, đặc biệt là người mẹ. Không thể chịu nổi cảnh mẹ chồngnàng dâu, Dì Út muốn ra riêng. Dượng Út, dù rất yêu vợ nhưng lại sợ mẹ nên đànhvâng lời mẹ, chia tay với Dì lúc thằng Nghị vừa ra đời. Nửa đường gãy gánh,nuốt nước mắt với bao nhiêu khổ nhục và phải đấu tranh vất vả lắm Dì Út mớigiành được quyền nuôi thằng Nghị.
Tưởng rằng đã xong. Nhưnghơn chục năm sau, lúc thằng Nghị đã lớn thì Dượng Út lâm bạo bệnh, bị bệnh gìvề cột sống mà Dượng chỉ còn ngồi liệt một chỗ, mặt quay về một hướng. Thươngcảnh chồng cũ bịnh tật, cô đơn không ai chăm sóc. Dì Út quay lại với Dượng, đưaDượng Út về nhà đề Dượng được làm cha, làm chồng, dù Dượng vẫn chỉ ngồi liệtmột chỗ, mắt nhìn về một hướng.
Tết vừa rồi tôi cũng ghé nhàDì Út chơi. Dì Dượng vui lắm, nhà cũng mới cất, nhà đẹp và thoáng mát, thằng HàVăn chạy lon ton từ trước ra sau. Thằng Nghị có đứa con gái, đó cũng là mộtniềm vui của Dì Dượng.
6.
Cả bốn người con gái củaNgoại đều đẹp, nhan sắc thuộc loại mê đắm lòng người, nhưng hơn tất cả, tấmlòng, tình yêu, nghị lực và đặc biệt là sự hy sinh cho gia đình của cả bốnngười mới thực là những vẻ đẹp tỏa sáng rực rỡ.
7.
Ở miền tây không có gì đángđể xem, để chơi, để đi du lịch… đâu. Tin tôi đi, đi chơi là thất vọng đó. Ở miềntây chỉ có một thứ đặc sản khiến tôi mê mẩn, một thắng cảnh đẹp nhất mà thiênhạ từng biết đến. Đó là tấm lòng người miền tây, nó “đẹp như bông lúa chín con sông phù sa thơm phức…” (Tình đẹp Hậu Giang)


8.
Hôm nay là ngày Gia Đình Việt Nam 28-06

bản ngã lao lung…

25 Th6

1.
Hôm rồi, nhân ngày Nhà BáoViệt Nam 21-06 (gọi ngày nhà báo được rồi, thêm chữ Cách Mạng vào nghe nó hơithừa, ở Việt Nam ta làm gì mà chả cách mạng chứ), tôi định viết một entry, đạikhái như kiểu “Báo Chí – Chuyện bây giờ mới kể”, nhắc mấy chuyện ngày xưa tậptành viết báo, có nhiều kỷ niệm vui buồn. Nhưng rồi ngẫm lại thôi, mình sánhthế nào được với các nhà báo chân chính, kể ra có khi làm xấu cái nghề cáinghiệp của họ.
2.
Hôm rồi lại được nhuận bút,ba bốn bài gì đó gom lại cũng kha khá, chưa kể thêm ba bốn bài gì đó chưa đòiđược. Đem tiền về tặng vợ thấy rất vui, bảo em thích gì thì mua (gớm, có triệumấy mà bảo thích gì thì mua), thực lòng tôi không quan tâm chyện tiềnbạc lắm, hehe, tôi chỉ quan tâm là được bao nhiêu tiền mà thôi và quan trọng làđược lên báo, hehe, cảm giác được lên báo oai phết. Già rồi còn ham hố vậy đó.
3.
Quay lại chuyện ngày xưaviết báo, có lần tôi dẫn bạn Thắm đi chơi. Tôi hết tiền, xe đạp thì đã bán nênhai đứa đành nắm tay nhau đi bộ ra công viên chơi. Ra đến công viên chớt nhớmình có một bài báo ở SGGP, nếu đúng lịch thì hôm ấy lãnh được. Tôi bèn ngoắcchiếc xích lô và thế là hai đứa tung tăng ngồi xích lô đến tòa soạn SGGP, lúcấy đã 4h30 chiều, chỗ tôi vẫn thường lãnh nhuận bút ở văn phòng tòa soạn đã kéocửa. Chết thật, tiền đâu mà trả tiền xích lô bây giờ.
May thay, chị kế toán chưavề, vẫn còn đang loay hoay ở tòa soạn, tôi sấn lại trình bày hoàn cảnh và đượcchị vui vẻ quay lại, mở cửa phát nhuận bút. Chính xác là 80.000đ. Chúng tôi cómột buổi tối khá thịnh soạn, bao xích lô đi chơi, ăn bánh xèo, uống caféCompact Disk (thời đó quán café nào sang mới in chữ Compact Disk lên bảnghiệu).
4.
Tôi vẫn loay hoay tiếp tục vớiviệc học đàn guitare, đã hạ quyết tâm từ cách đây cả năm, đã mua đàn, mua sáchnhưng bập bùng được mấy bữa rồi lại bỏ đó. Mới đây khi bạn Thắm đưa bạn Hà Thiđi học đàn organ ở NVH Quận vào buổi tối, bạn Thắm thấy lớp học nhạc chỉ có vàibạn leo teo, cảm thương ông thầy giáo già nên cũng ghi danh xin học guitarechung với bạn Hà Thi. Thực ra bạn Thắm lúc còn bé đã khá vững về nhạc lý vàcũng có thể chơi đàn guitare sơ bộ rồi, bây giờ ôn lại thôi. Bạn Thắm học bữanào về chỉ lại tôi bữa đó, thế là mấy hôm nay đêm đêm sau khi con cái đi ngủthì hai vợ lại mang đàn ra ban công, bập bùng bập bùng. Mấy ngón tay tôi giờđau buốt, nản quá. Tôi gọi đây là một bậc thang thử thách cho cái bản ngã lao lung của mình.
5.
Tôi rất thích bạn Hà Văn, córất nhiều thứ để bạn phải phát cuồng với bạn ấy. Ví như bạn ấy không bao giờgọi ba, mẹ, chú, cô hay chị…không bao giờ, bạn ấy chỉ gọi tên, bạn ấy luôn gọitôi là Hà Phú ơi, gọi chị là Hà Thi ơi, gọi mẹ là Thắm ơi, gọi chú là Khánh ơi…nghe bạn ấy gọi thì phát cuồng lên ngay. Hà Thi ngày xưa cũng thế, chỉ gọi tên,Phú ơi, Thắm ơi. Bạn Hà Thi còn yêu hơn, lúc bé bạn ấy toàn tự xưng “em”, khôngbao giờ xưng “con” hay “cháu” cả, chỉ xưng “em”. “Phú ơi, bế em”

bạn xưa bạn nay

23 Th5
1.
Hôm qua đi đám cưới một bạn cũ, bạn A, gặp được nhều bạn cũ, thế là uống say quá thể, đám cưới đã tàn, mọi người về hết, nhà hàng sắp đóng cửa mà mấy thằng chúng tôi cứ ngồi uống mãi, uống mãi.
Đám cưới hôm qua của bạn này là đám cưới lần hai. Lần đầu bạn cưới vợ đãi ở khách sạn bốn sao hoành tráng, vợ chồng bạn lúc ấy được coi là đôi uyên ương hạnh phúc nhất trần đời, chàng đep trai thư sinh nho nhã, nàng tiểu thư đài các Sài Thành, lúc nào cũng quấn quít lấy nhau. Được một hai năm thì bắt đầu có lục đục, bạn buồn lắm, nhưng biết sao được, rồi cũng chia tay, may mà chưa có con. Đám cưới lần hai nhưng vẫn đông, vẫn vui tưng bừng, cô dâu trẻ ở miệt Gò Công, nghe đâu rất đẹp người tốt nết. Tôi cũng mừng cho bạn.
2.
Đi đám cưới gặp một bạn khác, bạn B, bạn này nhà giàu, lấy vợ lại càng giàu hơn. Hai vợ chồng sinh được hai cô công chúa nhỏ xinh đẹp, chia nhau quản lý mấy cái khách sạn lớn nằm ở trung tâm quận 1. Uống với bạn vài ly, trông bạn lúc này hớn hở như trẻ con. Thời chưa lấy vợ bạn này nổi tiếng đào hoa, đẹp trai, thể thao, con nhà giàu lại có duyên ăn nói nên các cô gái cứ là chết mê chết mệt, vậy mà lúc lấy vợ rồi bạn trở nên hiền khô, dễ bảo vô cùng. Lúc bạn ra về trước, nghe mọi người xôn xao, vợ chồng bạn ấy sắp tan rồi, nghe đâu đã ly thân, hai đứa con một đứa sống với bố, một đứa sống với mẹ. Tôi không tin lắm chuyện này, chưa rõ hư thực thế nào, nhưng nghe vậy cũng buồn.
3.
Chủ yếu uống nhiều vì gặp một chiến hữu khác, bạn C. Bạn này gốc người Nha Trang, hiện sống ở Mỹ vừa quay về hồi tháng rồi, bạn này có tửu lượng rất cao nên đặc biệt rất thích mình vì chỉ có mình mới ngồi nổi với bạn đến tàn cuộc rượu trong khi các bạn khác đã bò lăn bò càng. Bạn C này hồi đó đang làm trưởng phòng một doanh nghiệp nhà nước, tương lai rực rỡ, lên xe xuống ngựa sáng lòa. Bỗng nhiên bạn bỏ việc ra ngoài đường mở tiệm vịt quay, vừa quay vịt vừa chạy đi giao vịt khắp nơi, ai hỏi thì trả lời: tao bận, đang đi giao dịch (giao vịt).
Có thời gian dài chúng tôi tưởng bạn có vấn đề về giới tính, suốt những năm tuổi trẻ không bao giờ thấy bạn có bạn gái hoặc có ý quan tâm đến một cô gái nào, không hề. Bỗng nhiên một hôm bạn bảo bạn đi Mỹ, rồi bạn lấy vợ, thì ra hai người đã âm thầm yêu nhau cả chục năm nay. Cả đám chả hiểu chuyện gì nhưng cũng mừng cho bạn.
Nhớ đêm chia tay tiễn bạn đi Mỹ tám năm trước, mấy đứa uống đến tận gần sáng, đến mức không còn quán nào mở cửa, đành tụ tập một chỗ, chuyền tay nhau chai rượu Gold Label, ngửa cổ tu từng ngụm, đêm ấy say quá thể.
Hỏi thăm cuộc sống ở Mỹ thế nào, bạn nói trong nụ cười thõa mãn: mọi thứ đều tốt đẹp, chỉ có cái khoản tiền nhà là hơi oải, mỗi tháng ngàn rưởi, cộng thêm sáu, bảy trăm tiền điện, coi như mất đứt gần nửa thu nhập. Hỏi bạn chừng nào mới hết khoản tiền nhà, bạn nói hơn hai chục năm nữa.
4.
Có một bạn, bạn D, bạn này có cái tên rất đáng ngưỡng mộ: Thiên Tài. Bạn này có vợ, là một cô đồng nghiệp cũ của tôi hồi mười mấy năm trước. Chuyện tình duyên của bạn là do năm xưa chính tôi chủ trương tác hợp cho hai người, dùng dằng mãi, chia tay nối lại mấy lần rồi cuối cùng họ cũng nên duyên chồng vợ, tuy vẫn còn chia cắt. Bạn thì vẫn lang thang ở Sài Gòn như một chàng độc thân vui tính trong khi cô vợ và đứa con 4 tuổi đang sống ở Mỹ. Tàn buổi nhậu, bạn móc đi động gọi sang Mỹ cho vợ, nhất định phải chuyền máy cho vợ nói chuyện với tôi. Tôi cũng vui, nghe được giọng bạn cũ, hỏi thăm nhau đôi lời, hứa nhất định sang Mỹ sẽ ghé nhà chơi.
5.
Mọi người nói, vợ chồng mày hầu như không thay đổi, lúc nào cũng bên nhau, lúc nào cũng hạnh phúc như mười mấy năm trước. Có bạn tới giờ vẫn còn độc thân tuyên bố xanh rờn: lấy vợ được như thằng Phú thì tao mới lấy, còn không thì tao ở vậy cho con gái nó thèm. 

Hà Thi (3)

16 Th5

1.
Hà Thi học giỏi vượt bậc, các điểm thi học kỳ II đều đạt 10 tuyệt đối, rất đáng khen, như đã hứa, ba mẹ sẽ thưởng cho một chuyến đi tắm biển Phú Quốc và một máy quay Camera để con tác nghiệp với nam tài tử Hà Văn. Cá nhân Hà Thi chỉ yêu cầu được đi trượt nước ở Đầm Sen vào một cuối tuần nào đó. 
2.
Hà Thi luôn được bình chọn là đứa trẻ ngoan nhất, ngoan nhất nhà, ngoan nhất xóm, ngoan nhất dòng họ. Thậm chí vừa rồi đi du lịch Cambodia, các cô chú trong đoàn cũng bình chọn Hà Thi là thành viên gương mẫu nhất: không làm ồn, vui vẻ vừa phải và chừng mực, giúp đỡ người khác, luôn chơi với các em bé hơn, tôn trọng mọi người, lắng nghe hướng dẫn viên, đi đứng đúng giờ và có tác phong nghiêm túc nhất đoàn.
3.
Hà Thi đã đi qua hầu hết các thành phố lớn, các địa danh du lịch ở Việt Nam và đi được 2 nước láng giềng. Hà Thi có thể nói với bạn về đặc điểm của những thành phố ở Việt Nam, các điểm cần thăm quan, các món ăn ngon, các phong tục địa phương, thậm chí Hà Thi có thể phân biệt giọng nói, kiến trúc, ẩm thực của từng vùng miền. Hà Thi còn muốn đến Ai Cập xem kim tự tháp, đến Châu Âu ngắm tuyết và sẽ đi chơi Disney Land ở Mỹ
4.
Hà Thi rất thích đọc sách, Hà Thi có rất nhiều sách và có thể ngồi hằng giờ để đọc sách. Hà Thi cũng rất thích xem phim, Hà Thi có máy xem DVD cá nhân và cả trăm đĩa DVD được chiếu đi chiếu lại mãi. Hà Thi cũng thích lướt web và chơi game online nên Hà Thi có riêng laptop cá nhân để online một mình. Nhưng Hà Thi không quá sa đà vào sách, phim hay game, thứ mà Hà Thi thích nhất là chơi với bạn Hà Văn hoặc đi uống café với Ba Mẹ.
5.
Hà Thi vẽ càng lúc càng đẹp. Nói chung, nếu yêu cầu Hà Thi vẽ một cái gì đó cụ thể thì Hà Thi chưa thể vẽ được, nhưng nếu yêu cầu Hà Thi vẽ một bức tranh thì ta sẽ có một bức tranh đẹp. Mẹ đã đặt hàng tranh của Hà Thi để treo ở nhà, những bức tranh có màu nhẹ nhàng và chủ đề rất vui vẻ, còn ba đã làm một việc khá dũng cảm: gợi ý cho Hà Thi vẽ một bức tranh để tặng bạn Alpha và bạn Pi nhân dịp hai bạn ấy có nhà mới, ba nghĩ là ba và cả bạn Alpha & Pi đều khá hài lòng với bức tranh ấy.
6
Hà Thi tuyệt vời, chẳng có gì phải phàn nàn hay lo lắng về Hà Thi, chỉ có một điều chưa được, đó là Hà Thi vẫn chưa ngủ một mình, hây dza…



về cái ác

7 Th5



1.
Hồi nhỏ, có lần tôi lạc vào một căn nhà bỏ hoang. Nói bỏ hoang cũng không hẳn, nhưng chủ nhà đã bỏ căn nhà cùng toàn bộ tài sản để đi nước ngoài tại thời điểm 1975, căn nhà do một ông già ở gần đó qua coi chừng giùm. Đó là một căn nhà có nhiều sách, tôi nhớ vậy, những cuốn sách được đóng bìa kiếng và xếp theo thư mục rất cẩn thận, hẳn chủ nhân của căn nhà phải là người yêu sách cực kỳ.
Có một câu chuyện tôi ngồi đọc từ một cuốn sách trong căn nhà ấy, trong một buổi chiều chập choạng, câu chuyện rất hay và rất cuốn hút, dù đối với một đứa trẻ lớp 2. Tôi nhớ mang máng, kể ra đây, bác nào sống ở miền Nam trước 75 có đọc truyện này rồi thì đính chính giùm, dù sao cũng đã 30 năm, tôi không thể nhớ chính xác được.
Chuyện kể về một đứa trẻ bị bỏ rơi ở bệnh viện, trong hồ sơ, chỗ tên của nó ghi là “vô thừa nhận”. Sau đó nó được chuyển đến một cô nhi viện và từ 3 chữ “vô thừa nhận” ấy, một bà Sơ đã đặt tên cho nó là Võ Thừa Nhân. Nhân là một cậu bé cô đơn, sống thiếu tình thương, và luôn bị đối xử tệ bạc. Nhân lớn lên trong sự oán hận cuộc đời, kể cả của chính mình. Sau đó Nhân đăng lính, được cầm súng và tha hồ bắn giết, Nhân đã có cơ hội để trút những oán hận cuộc đời lên các nạn nhân của mình. Chi tiết về những tội ác của Nhân được mô tả trong truyện đã ám ảnh tôi nhiều năm sau đó…
Câu chuyện kết thúc bằng cảnh Nhân bị một trái pháo (cũng của phe mình) tiện đứt hai chân và bị đồng đội bỏ mặc trong rừng. Chương cuối của câu chuyện chỉ dành để kể về nỗi thống khổ, cả về thể xác lẫn tinh thần, của Nhân trong khi nằm đau đớn chờ chết, là cái chết của Võ Thừa Nhân, hay “vô thừa nhận”.
2.
Không biết các bạn nhỏ xem Tom and Jerry thì các bạn thích nhân vật nào, tôi thì thích con mèo Tom, tôi luôn thương Tom, dù Tôm là hiện thân của nhân vật phản diện. Tôi cũng không thích nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám, dù cô Tấm là một nhân vật chính diện.
Có nhiều nhân vật phản diện trong lịch sử đã đi vào văn học nghệ thuật với nhiều thiện cảm của công chúng, điển hình là các nhân vật tướng cướp, một dạng Lương Sơn Bạc đó đây. Ở miền Nam ta, xa xa lục lâm thảo khấu thì có Đơn Hùng Tính, Bảy Viễn… gần gần cũng có Thái Salem, Bạch Hải Đường, Đại Cathay…
Các nhân vật kể trên đều là những người thật mà cuộc đời bất lương, gieo rắc cái ác, cướp của giết người, đã trở thành huyền thoại, chắc hẳn không ít người đã từng cảm thông, thậm chí là thương mến, ngưỡng mộ.
Cá nhân tôi, tôi thương một nhân vật phản diện cũng khá nổi tiếng, đó là Nguyễn Viết Lãm, hay Người Không Mang Họ trong một tiểu thuyết của Xuân Đức in năm 1983. Tôi từng mê hoặc bởi tuổi thơ nhiều bi kịch và bị hắt hủi, bởi cuộc đời trôi nổi giang hồ, bởi tâm hồn bất lương nhưng tràn đầy nghĩa khí và bởi mối tình đẹp và trái ngang với Khánh Hòa.
3.
Cái ác luôn đáng lên án. Cái ác luôn cần phải được nghiêm trị. Có thực thế không? Có phải lúc nào cũng đúng người, đúng tội không. Không, theo tôi là không hẳn. Bởi vì có những các ác mà mức độ tàn ác của nó đã  đến mức không thể lý giải được động cơ, không thể lý giải bởi một con người bình thường trong một xã hội bình thường, có những cái ác mà đúng ra là tội ác của rất nhiều người chứ không riêng gì kẻ thủ ác, có thể kể 3 câu chuyện gần đây:

       Nỗi ân hận của bà mẹ đầu độc ba con

       Lá thư của ông bố trước khi tưới xăng đốt con

       Bi kịch của người đàn bà ném con xuống giếng

Trong những vụ án trên, theo tôi, tòa án chỉ xử được kẻ gây án, còn cái ác vẫn chưa bị nghiêm trị, chưa thật sự có công bằng cho những nạn nhân nhỏ nhoi và vô tội trong những tội ác ghê rợn này.
4.
Cái ác không hẳn là làm một việc ác hay gây ra một tội ác, đôi khi trong cuộc sống, chỉ cần thiếu một chút tình thương đã là tội ác. Nơi nào vắng tình thương, nơi đó cái ác sẽ bén rễ và sinh sôi. Bạn không thương một người, bạn đang gieo mầm cái ác…


>Tonlé Sap: "em ơi bên kia có con mắt buồn…"

5 Th5

>
Ai cũng biết ở Cambodia có Biển Hồ Tonlé Sap, gần tỉnh Siem Reap, là một hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á với diện tích mùa mưa lên đến 16.000km2 và là một nguồn cung cấp thủy hải sản khổng lồ của Cambodia. Hiện đang là mùa khô nên Tonlé Sap chỉ sâu khoảng 1m nước và bị thu hẹp diện tích xuống dưới 10.000km2, mùa này hầu như các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đều bị ngưng trệ do lượng nước trong hồ bị chảy theo sông Tonlé Sap ra Mekong, trong hồ quánh lại toàn phù sa.



Một điều khác, ít người biết hơn, là ở giữa Biển Hồ Tonlé Sap có một ngôi làng người Việt sống trôi nổi đã nhiều năm nay. Đó là một làng nổi với nhiều ngôi nhà tạm bợ được cất trên những chiếc thùng phuy rỗng được kết lại thành bè, hoặc tệ hơn là những chiếc ghe nhỏ có mui tròn được coi như một mái nhà cho cả đại gia đình.
Có khoảng 1,800 nhân khẩu sống ở ngôi làng nổi này qua nhiều thế hệ, trẻ em ở đây đã là thế hệ thứ ba, thứ tư sinh sống. Hầu hết đồng bào đều không có giấy tờ tùy thân, cả của Việt Nam lẫn nước sở tại, nhiều người, rất nhiều người không biết chữ tiếng Việt lẫn tiếng Cambodia. Đa phần họ sống bằng nghề chài lưới ở Tonlé Sap, một vài người khá giả hơn thì nuôi cá bè hoặc kinh doanh du lịch (rất hiếm).
Mấy năm nay Tonlé Sap bị cạn nguồn cá nên bà con sống bằng nghề chài lưới hầu như rất nghèo khổ, lúc nào cũng trong tình trạng đói ăn, đói mặc. Mùa khô, nước hồ xuống thấp lại đặc quánh, nên nhiều bà con chỉ sống bằng lòng hảo tâm của du khách. Do không có nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường gần như hoang dã nên hầu hết mọi người đều bị bệnh da liễu, bệnh đường tiêu hóa, rất nhiều trẻ em bị chết, bị suy dinh dưỡng nặng hoặc bị các bệnh mãn tính không được chữa trị. Trẻ em được dùng như phương tiện sinh nhai cho cả gia đình bằng cách kêu gọi lòng hảo tâm của du khách, đặc biệt là du khách người Việt.



Nhờ vào sự hảo tâm của nhiều người, đặc biệt là sự đóng góp của bà con Việt Kiều ở Siem Reap, một người trường nổi được dựng lên ở giữa làng nổi của người Việt ở Tonlé Sap để dạy chữ cho trẻ em người Việt. Ở đây, bằng sự đóng góp của những nhà hảo tâm, con em đồng bào Việt Nam được dạy đọc và viết tiếng Việt để các em có thể có một chút nền tảng giáo dục của quê hương, rất nhiều trẻ em được nuôi ăn ngày 3 bữa và được chăm sóc về y tế cơ bản.
Ngôi trường nổi này có khoảng hơn 300 em đang theo học từ từ lớp 1 đến lớp 5, hầu hết đều bị cha mẹ bỏ lại trường để đi đánh bắt xa nên nhà trường phải nuôi cơm và chăm sóc cho các em. Thầy hiệu trưởng và các giáo viên ở đây đều là những người tình nguyện từ Việt Nam sang, họ vừa dạy vừa chăm sóc cho các em mà không có thù lao, họ cũng sống bằng tấm lòng của bà con trong làng nổi.
Tấm lòng của bà con và du khách tưởng nhiều nhưng không bao giờ là đủ cho hơn 300 đứa trẻ, các em vẫn cực kỳ thiếu thốn sách vở, quần áo, lương thực, thuốc men, phương tiện giải trí, hầu như tất cả đều bị suy dinh dưỡng.


Bạn Thắm là người đầu tiên được biết thông tin này từ hơn một tháng trước, và chính bạn Thắm vận động phân nửa chuyến xe tham quan Angkor hôm ấy ngưng chương trình thăm quan để vào Tonlé Sap thăm ngôi trường này, vượt qua một con đường thủy độc đạo dài và cực kỳ gian truân. Chúng tôi chỉ kịp dừng xe mua thật nhiều mì gói, gạo, sữa tươi và bánh kẹo để làm quà cho các em ở trường nổi Việt Nam giữa lòng Tonlé Sap



Đón chúng tôi là thầy Tư, thầy hiệu trưởng tình nguyện từ Việt Nam sang và sống luôn tại trường để nuôi dạy các em. Thầy là người đã không ngại gian khổ để kêu gọi lòng hảo tâm của mọi người và nhờ đó, giúp cho hơn 300 con em người Việt được nuôi ăn, được chăm sóc và dạy tiếng Việt. Thầy Tư, một thầy giáo già, hiền lành và tốt bụng, luôn bày tỏ sự xúc động mỗi khi có đoàn khách Việt Nam ghé thăm, dù có tặng quà hay không.
Các em nhỏ ở đây đều đen nhẻm, tóc vàng hoe, hầu hết đều lớn tuổi hơn so với cơ thể nhỏ nhoi của mình, nhưng các em vẫn có nụ cười tươi và ánh mắt ngây thơ như bao đứa trẻ khác, vốn rất cần tình thương yêu và sự chăm sóc của những người lớn chúng ta.



Qua entry này và những hình ảnh cảm động mà tôi đã ghi nhận trong chuyến đi, tôi chính thức kêu gọi sự chung tay của các bạn, các bạn friendlist của blog này, các bạn bloggers ở trong và ngoài nước, các bạn trong nhóm Đàm Gia, các bạn trong hội câu cá, hội Otosaigon và tất cả các bạn đọc, nếu ai có điều kiện ngang qua Siem Reap, hãy dành thời gian và một món quà đến thăm những con em của đồng bào Việt Nam ở ngôi trường này.

Hẹn gặp lại các em, hẹn gặp Tonlé Sap trong một ngày không xa.

>dấu yêu đầu…

19 Th4

>


1.
Tôi được mời dự đêm nhạc của một nhạc sĩ – doanh nhân. Một đêm nhạc chỉ toàn khách mời (đa số là doanh nhân) được tổ chức tại một phòng trà ấm cúng với các giọng ca mượt mà và truyền cảm đến nao lòng, ban nhạc chơi theo lối Blue rất hay, người khó nghe nhất chắc cũng không thể chê được. Tác giả là một doanh nhân đam mê kinh doanh và âm nhạc, anh ra mắt album đầu tay của mình với tựa là “Dấu yêu đầu”, với các ca khúc được lần lượt đánh số là Dấu Yêu Đầu 1,2,3,4,5 với nhiều giai điệu rất trữ tình và lời nhạc bay bổng, mượt mà như thơ.
Mời bạn nghe ca khúc Dấu Yêu Đầu số 9 do chính anh trình bày


Tôi ấn tượng nhất với phần tự sự của tác giả, anh nói về những dấu ấn đầu tiên của cuộc đời, về cuộc tình thủa học trò, về lần đầu tiên khởi sự kinh doanh…cảm xúc đầu tiên bao giờ cũng sâu đậm và dài lâu, không nhất thiết là về một mối tình, là về mọi thứ.
2.
Tôi có nhiều cảm xúc đầu tiên để kể.
Ví như cái xe máy đầu tiên tôi chạy là chiếc Honda67, đó là chiếc xe moto mà theo tôi, trong dòng moto phân khối nhỏ suốt gần 50 năm qua, vẫn chưa có chiếc xe nào vượt qua nó về kiểu dáng nam tính, sức mạnh động cơ, sự hoạt động bền bỉ và hơn cả, là một tình yêu vĩnh hằng mà bao thế hệ đàn ông Việt Nam dành cho nó, tôi cũng nằm trong số đó.
Ví như chiếc xe hơi tôi chạy đầu tiên là chiếc Suzuki Vitara 4WD, cũng có thể dành tất cả những mỹ từ trên để nói về nó: kiểu dáng nam tính, sức mạnh động cơ, sự hoạt động bền bỉ. Tôi đã băng qua rừng ở Trị An, lội qua những đầm nước ở Cần Giờ, vượt qua mấy thửa ruộng lầy lội ở Bến Tre… trên chiếc xe này, có những cung đường mà kể cả xe máy lẫn người đi bộ đều quay đầu nhưng nó vẫn lầm lũi leo qua một cách kiên cường.
Có lần nó, chiếc Vitara, bị ốm, bị nằm đường do cháy côn, lúc ấy tôi đang ở giữa một đám kẹt xe khổng lồ kéo dài hơn cây số với vợ con ở ghế sau. Tôi xuống xe, một tay nắm vô lăng, một tay đẩy, tôi nói với nó: ráng qua chỗ kẹt này nhé, vậy là một mình tôi dắt chiếc xe nặng một tấn rưỡi (chưa kể vợ con tôi đang ngồi trong xe) đi ngoài phố đông người y như người ta dắt một con ngựa bị thương.
Bây giờ chia tay nó rồi nhưng mỗi khi  ra đường thấy một chiếc Vitara màu đỏ nào là lòng tôi lại nhói lên, giống như bạn vô tình gặp lại người tình đầu tiên vậy.
3.
Hôm chủ nhật, với quyết tâm sắt đá, tôi định bán chiếc máy ảnh Canon 500D của mình để đổi lấy chiếc Nikon D90 mà tôi đã ngắm nghía trước đó, tôi vẫn nghĩ rằng Canon 500D cho màu không đẹp, ảnh không sâu… Khi nói chuyện với người chủ cửa hàng máy ảnh, tôi gặp vài người cùng sở thích chơi máy ảnh, và tôi ngộ ra nhiều điều. Đại khái là một tấm ảnh đẹp không hoàn toàn phụ thuộc vào chiếc máy ảnh, nó còn phụ thuộc vào nhiều thứ như: tốc độ, khẩu độ, ánh sáng, độ sâu trường ảnh, ISO, bố cục, màu sắc, độ K…nhiều thứ mà tôi chưa rành lắm, thậm chí một thứ đơn giản nhất là đam mê đối với việc chụp ảnh, tôi còn chưa rõ ràng.
Tôi nhìn chiếc Canon 500D của mình, và nghĩ đến Dấu Yêu Đầu, tôi đã không bán nó. Tôi tiếp tục mày mò với nó. Và như một phép màu, tôi tìm ra nhiều điều hay ho mà tôi chưa biết, để đáp lại, nó cho tôi những tấm ảnh với màu sắc, độ nét và ánh sáng thật ưng ý, là những tấm ảnh tôi crop trên topbanner đó bạn.

>không có em anh lấy gì làm thơ…

14 Th4

>


1.
Hôm qua tôi xem một phim rất hay, phim về Nelson Mandela, một lãnh tụ mà tôi rất kính trọng, Nelson do Morgan Freeman thủ vai, cha này giống Nelson đến kỳ lạ, thêm phần diễn xuất vào vai thật tuyệt vời đã làm bộ phim sống động và đầy ý nghĩa. Nelson, với tinh thần ái quốc và tài năng lãnh đạo vượt bực, đã góp công vực dậy đội bóng bầu dục của Nam Phi do Francois Pienaar (Matt Damon) làm đội trưởng, từ một đội bóng hạng quèn đã đi thẳng đến chiếc cúp vô địch giải thế giới, qua đó ông đã góp phần đoàn kết và đẩy mạnh lòng yêu nước của nhân dân Nam Phi vốn từng bị chia rẽ sâu sắc bởi vấn đề sắc tộc.
Trước khi tham dự giải quốc tế, Nelson mời đội trưởng Francois đến dùng trà, ông đưa ra câu hỏi cho Francois: “Cái gì có thể khiến một người vượt qua khả năng của mình, thậm chí là hơn cả anh ta mong đợi?” Câu trả lời là: “Sự hưng phấn”
2.
Một lần nọ, chúng tôi ngồi uống rượu ở một bờ biển vắng, trên mấy mỏm đá, lúc bắt đầu thì trời đã khá âm u, nhưng vì cao hứng quá nên chúng tôi vẫn cứ bày rượu ra uống. Chúng tôi uống rượu và hát, giữ nhịp bằng cách gõ vào chiếc thùng xốp mang theo. Đang vui thì trời chuyển mưa. Chúng tôi quyết định mặc áo mưa vào và vẫn tiếp tục cuộc vui. Đó là một buổi chiều đáng nhớ, tôi nhớ những gương mặt với mái tóc lòa xòa đẫm nước mưa, vừa hát vang vừa cười tươi, tôi nhớ cảnh những hạt mưa rơi xuống ly rượu sóng sánh và những giọt nước bắn tung tóe khi bạn cao hứng vỗ tay rộn rã lên nắp thùng. Tôi yêu quí bạn, không phải vì bạn là người tốt, là người vĩ đại hay là người tài năng, tôi yêu quí bạn vì bạn ngồi uống rượu với tôi, hát hết mình cùng tôi dưới cơn mưa chiều, trên bờ biển vắng…Tôi luôn nghĩ rằng, lúc ấy, mình thật hạnh phúc.
3.
Tôi thích uống rượu. Bây giờ thì tôi không uống nhiều và uống tràn lan như lúc trước, chỉ thi thoảng nếu có một mình hoặc đi ăn với vợ thì tôi làm một ly, ăn tối hoặc gặp mặt bạn bè là dịp tốt nhất để uống vài chai bia cho dễ nói chuyện. Nói chung quan điểm của tôi là đàn ông nên thích uống rượu, uống ít hay nhiều là do tửu lượng và sức khỏe mỗi người, nhưng tốt nhất nên thử, rảnh rỗi có thể thử say một lần, miễn đừng lái xe sau khi uống (nếu uống kém) hoặc có những biểu hiện xấu khi say như ưa lè nhè, gắt gỏng, gây hấn… Uống chút đỉnh thì thấy mình cởi mở hơn, yêu thương hơn, vui vẻ hơn, ngủ ngon hơn và thức dậy tươi mới hơn… Rượu, ở một góc độ tích cực, cũng giúp có sự hưng phấn đáng kể trong cuộc sống.
4.
Mục “tâm sự” trên vnexpress bây giờ là mục hot nhất trang báo mạng này, có nhiều người gửi gắm tâm sự (buồn) của mình lên đó và có rất nhiều người khác vào chia sẻ. Điều đó là khá tốt, mọi nỗi buồn nên được chia sẻ, ý tôi là vậy. Tôi nhận thấy các tâm sự chủ yếu là loanh quanh trong các vấn đề của đời sống vợ chồng, từ những mâu thuẫn nhỏ đến nhưng bi kịch lớn, từ vấn đề mẹ chồng nàng dâu đến “chuyện ba người”. Những tâm sự nhiều, những ý kiến chia sẻ nhiều dần thì tôi bắt đầu thấy ái ngại, thực sự là đang có quá nhiều vấn đề của đời sống vợ chồng.
Cũng có nhiều người tâm sự rằng đời sống vợ chồng họ chẳng có vấn đề gì lớn lao cả, chẳng qua là họ tự nhiên thấy chán chồng (vợ) mình. Tự nhiên vậy thôi, tự nhiên nhìn chán, chẳng còn cảm xúc gì, kể cả chút hưng phấn trong chuyện chăn gối, không hiểu sao tự nhiên mình lại gắn bó cuộc đời với cha nội (cô ả) này…. Theo tôi đây chính là bi kích của mọi bi kịch, mà không riêng gì trong hôn nhân, nó là bi kịch của cuộc đời, rất nhiều cuộc đời.
5.
Một hôm có một vị Hòa Thượng có hỏi tôi và bạn GM rằng: “việc làm thơ tình ấy mà, thực sự là các nhà thơ có cần một đối tượng cụ thể để viết không? hay cũng chỉ hư cấu?” Tôi trả lời Hòa Thượng rằng: “về lý thuyết là không bắt buộc đối tượng của thơ tình phải hiện hữu, nhưng thực tế thì nguồn cảm hứng về một người là nên có thật.”
Nguồn cảm hứng về một người là nên có , nên thật, không riêng gì để làm thơ, mà còn để yêu, để sống nữa. Tôi biết nhiều người làm thơ rất ít khi viết thơ tình, họ viết về đủ thứ, trừ tình yêu, theo tôi, không có cảm hứng trong tình yêu, thì sẽ chẳng còn có cảm hứng trong bất cứ thứ gì khác nữa.
6.

Cá nhân tôi, 90% thơ tôi viết là thơ tình, 100% trong số ấy là cảm hứng tình yêu của tôi dành cho một đối tượng cụ thể và có thật, người đã làm cho cuộc sống của tôi luôn tràn đầy cảm hứng, dù có uống rượu hay không. Tôi đã từng viết rằng: “không có em anh lấy gì làm thơ…”