Lưu trữ | Thuốc Lá RSS feed for this section

tái nghiện

18 Th7


1.
Nói luôn cho các fan nữ thấtvọng là sau một tháng bỏ thuốc lá thì tôi đã tái nghiện trở lại, tuy nhiên giờ tôichỉ hút loại thuốc slim, loại điếu nhỏ xíu và ít khói nhất. Điều này cũng bìnhthường, thực ra chuyện cai nghiện và tái nghiện của tôi cũng như ngày và đêm.
2.
Dạo này cuối tuần tôi thườnghay chở Hà Thi đi nhà sách. Thường chọn nhà sách ở SaiGon Center,có máy lạnh và khá yên tĩnh, có ghế để ngồi đọc sách. Tôi cho Hà Thi được ngồiđó đọc sách trong 2~3 giờ trong khi tôi ngồi café gần đó. Tôi bảo Hà Thi cứđọc, thích cuốn nào thì mua cuốn đó, chỉ hạn chế mua sách Doremon, vì sách ấyđã mua đầy nhà, và theo tôi, đó là loại truyện tranh khá nhảm nhí.
Hà Thi vào nhà sách và ngồiđó đọc, cứ hết cuốn này lại đem lên giá để rồi lấy cuốn khác đọc tiếp. Tuyệtkhông bao giờ đòi mua. Tôi lấy làm ái ngại với các cô bán hàng nên khi đón bạnHà Thi cứ phải mua một hai cuốn cầm ra. Hôm qua tôi lấy “Những ngã tư và nhữngcột đèn” cho bạn Thắm và “Chuyện con Mèo dạy Hải Âu” bay cho bạn Hà Thi.
Kết cục là tối về chỉ mộtmình tôi với bạn Hà Văn ngồi xem Thúy Nga Paris, còn bạn Thắm và Hà Thi ôm haicuốn sách ngồi bên phòng đọc.  5h sáng tôi dậy tập thể dục,tôi thấy đèn ở phòng đọc vẫn sáng, bạn Thắm vẫn đang đọc “Những ngã tư và những cộtđèn”. 
3.
Hà Thi nói trong các tag trênblog của tôi thì “con trai” đã 31 mà “con gái” mới có 26, có vẻ như không côngbằng, có lẽ vì Hà Văn có nhiều ảnh hơn còn Hà Thi thì ít chịu làm mẫu cho tôi chụpảnh. Tôi sẽ post ảnh Hà Thi cho các fan của bạn ấy vậy, tôi nghĩ cũng không kémfan của Hà Văn là mấy.
4.
Quay lại chuyện nhà sách, ởđó có rất nhiều sách, sách văn học trong và ngoài nước là chỗ tôi hay ghé, cànglúc càng nhiều sách. Nhiều tác giả mới, nhiều tác phẩm mới và cả những tác giảcũ, tác phẩm cũ được làm mới. Những trình bày ấn tượng, các lời bạt xanh màu mây,và đủ kiểu lăng xê ở bìa 4 nữa.
Tôi thường không tin vào décor,lời bạt hoặc những lời lăng xê. Tôi thường mua sách của một tác giả mà tôibiết, tuy nhiên tôi vẫn luôn đọc sách trước khi mua, một vài trang đầu, một vàitrang cuối, coi văn phong câu chữ thế nào rồi mới quyết định mua hoặc không. Dĩnhiên đa số các quyết định đều là không, hầu hết.
Nếu có thể dùng một câu ngắnhơn cho hai khổ trên để nói về các kệ sách văn học ở nước ta hiện nay, tôi xinmượn một câu của Trần Dần: “những cột đènkhông điện, những cột điện không đèn”
5.
Hình Hà Thi ở Phú Quốc


Thuốc lá ơi, bỏ đi, được chưa?

23 Th8


Tôi nhận được nhiều lời khuyên bỏ thuốc, càng gần đây thì càng nhiều, một vài lời khuyên mang tính áp lực, ví dụ như của mẹ tôi chẳng hạn, và tôi vẫn đang so đo. Nói thực là tôi chưa bỏ thuốc không phải vì chưa nỗ lực mà bởi vì tôi chưa muốn, mà cái thằng tôi, phàm làm bất cứ việc gì, cũng đều phải xuất phát từ lòng ham muốn mới thành được.

Hầu hết các bạn đọc blog, nhất là các bạn nữ đều khuyên tôi bỏ thuốc, thậm chí một số bạn cho rằng nếu bỏ thuốc lá thì tôi sẽ thành một người chồng tuyệt vời. Tôi cũng phân vân lắm, một hôm tôi hỏi bạn vợ: “Em có muốn anh bỏ thuốc không?”. Vợ tôi nói rằng: “Em không muốn, nhưng em nghĩ rằng anh nên bỏ, vì sức khỏe của anh, của con thôi…”

Tôi hút thuốc từ rất sớm, khoảng 15 tuổi là tôi bắt đầu nghiện, sau hơn hai mươi năm thì tôi trở thành con nghiện nặng rồi, việc dừng hoặc bỏ thuốc chắc chắn sẽ gây một cú sock tâm sinh lý rất mạnh và có thể để lại di chứng nặng nề.

Bây giờ tôi bắt đầu “muốn” bỏ thuốc lá.

Không phải vì vợ tôi yêu cầu. Không phải vì sức khỏe của con tôi. Không phải vì những lời khuyên của người thân và bạn bè.

Đơn giản, là đã đến lúc tôi “muốn” bỏ thuốc lá rồi.

Thuốc lá ơi, bỏ đi, được chưa?

– Thuốc lá
– Thương trường (và cũng là chiến trường) đầu tiên

Thuốc lá

4 Th3

Trong bài: Thương trường (và cũng là chiến trường) đầu tiên, tôi có nói rõ lý do tại sao tôi hút thuốc lá và nghiện thuốc lá sớm. Để tự cảnh cáo mình, hôm nay tôi viết bài về tác hại của thuốc lá.

Trước hết, là phần lý thuyết (lấy từ chương trình quốc gia về phòng chống thuốc lá):

I. Thành phần, độc tính của thuốc lá

Trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Người ta chia ra 4 nhóm chính:

1. Nicotine:
Nicôtine là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi thuốc khi tiếp xúc với không khí. nicôtine được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi. Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1 đến 2 mg nicôtin mỗi điếu thuốc hút. Hút thuốc lá đưa nicôtin một cách nhanh chóng đến não, trong vòng 10 giây sau khi hít vào.

Cơ quan Kiểm soát Dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp nicôtin vào nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện chủ yếu, tương tự như các chất ma tuý Heroin và Cocain. Tác dụng gây nghiện của nicôtin chủ yếu là trên hệ thần kinh trung ương với sự có mặt của các thụ thể nicotine trên các cấu trúc não. Chất alcaloide này tác động lên các thụ thể ở hệ thống thần kinh với chất dẫn truyền thần kinh dopamine. Dopamin là một hoá chất chính trong não điều chỉnh mong muốn sử dụng các chất gây nghiện, gây bài tiết adrenaline (nhịp tim nhanh, co mạch ngoại vi, ức chế co bóp và chế tiết dịch vị dạ dày). Tuy nhiên trong cơ thể nicôtin sẽ nhanh chóng được chuyển hóa thành cotinin và thải trừ ra nước tiểu.

2. Monoxit carbon (khí CO)
Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 20 lần oxy. Với người hút trung bình 1 bao thuốc mỗi ngày thì hàm lượng hemoglobine khử có thể tới 7-8%. Sự tăng hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách oxy-hemoglobin dẫn đến giảm lượng oxy chuyển đến tổ chức gây thiếu máu tổ chức và có lẽ góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch.

3. Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá
Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày-lông chuyển. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút thuốc.

4. Các chất gây ung thư
Trong khói thuốc lá có trên 40 chất trong số đó gồm cả các hợp chất thơm có vòng đóng như Benzopyrene có tính chất gây ung thư. Các hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá huỷ tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hoá.

5. Định nghĩa khói thuốc
Có 3 kiểu khói thuốc: dòng khói chính, dòng khói phụ và khói thuốc môi trường. Dòng khói chính (MS) là dòng khói do người hút thuốc hít vào. Đó là luồng khí đi qua gốc của điếu thuốc. Dòng khói phụ (SS) là khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy toả ra vào không khí, nó không bao gồm phần khói thuốc do người hút thở ra. Khoảng 80% điếu thuốc là cháy bỏ đi. Khói thuốc môi trường (ETS) là hỗn hợp của dòng phói phụ và khói thở ra của dòng khói chính cũng như các chất tạp nhiễm khuếch tán qua giấy quấn thuốc lá và đầu điếu thuốc giữa các lần hút

ETS rất giống với MS: nó bao gồm hơn 3.800 loại hoá chất. Điều đáng ngạc nhiên là SS có nhiều hỗn hợp gây ung thư mạnh hơn MS. Điều này là bởi vì SS thường bị tạp nhiễm hơn MS. SS cũng khác với MS ở chỗ các sản phẩm độc có thể tồn tại dưới dạng khác ví dụ nicotine chủ yếu ở dạng hạt rắn trong khói dòng chính, nhưng lại ở dạng khí trong khói thuốc môi trường

Kích thước các hạt phân tử rất khác nhau ở các loại khói thuốc khác nhau. Kích thuớc các phân tử rắn dao động trong khoảng từ 0,1-1 micromet trong dòng khói chính, nhưng từ 0,01-1 micromet trong dòng khói phụ. Khi dòng khói phụ bị pha loãng hơn thì kích thước các hạt trở nên nhỏ hơn. Vì kích thước các hạt trong dòng khói phụ nhỏ hơn nên nó vào sâu hơn trong tổ chức phổi. (Theo như định nghĩa thì kích thước các hạt trong môi trường khói thuốc cũng nhỏ hơn trong dòng khói chính).

II. Các nguy cơ gây bệnh của hút thuốc lá
Vai trò gây bệnh của hút thuốc đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như ở nước ta. Hút 01 điếu thuốc tức là đã tự mình làm mất đi 5,5 phút cuộc sống. Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so với người không hút thuốc từ 05 đến 08 năm. Hút thuốc làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 đến 80%, chủ yếu là do các bệnh ung thư (ung thư phổi), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh tim mạch…. Mức độ tăng nguy cơ phụ thuộc vào tuổi bắt đầu hút (hút thuốc càng sớm thì nguy cơ càng cao), số lượng thuốc hút trung bình với đơn vị là bao/năm tính bằng cách lấy số bao thuốc hút trung bình hàng ngày nhân với số năm hút (số lượng thuốc hút bao/năm càng lớn thì nguy cơ càng cao) và thời gian hút càng dài thì nguy cơ cũng càng lớn.

Kinh vãi chưa.

Hàng năm trên thế giới có 6 triệu người chết vì thuốc lá, con số này ở Việt Nam là khoảng 40,000 người.

Cá nhân tôi hút thuốc từ năm 15 tuổi đến nay phải hơn 22 năm. Mỗi ngày tối thiểu tôi hút một gói thuốc, vị chi là 8,000 gói thuốc hay 160,000 điếu thuốc

Theo thống kê trên, với mỗi điếu thuốc tôi đã đốt hết 5.5 phút cuộc đời thì đến nay tôi đã xài hố 1.8 năm cuộc đời so với tuổi của mình.

Tính trung bình mỗi điếu thuốc lá trị giá 1,000vnđ thôi thì tôi đã đốt hết số tiền là 160 triệu đồng trong 22 năm qua.

Có lẽ đã đến lúc suy nghĩ về việc bỏ thuốc lá…

Nhưng mà…
Bỏ thuốc lá nghĩa là uống café không phê.
Bỏ thuốc lá nghĩa là uống rượu mất ngon.
Bỏ thuốc lá nghĩa là làm thơ hết hứng.