Múa quyền

29 Th4

Cho Bloger Nhị Linh

Võ học, tất nhiên coi trọng thắng thua, lấy việc hơn người khác làm thước đo. Nhưng người học võ đến mức độ nào đó biết lấy thắng làm thua và biết lấy thua làm thắng, không còn coi trọng chiêu thức, hơn người ở cái tâm, ở nội công.

Người mới học võ hoặc học võ cốt để hơn người, thường lấy việc múa quyền làm trọng. Múa quyền nặng phần chiêu thức, mang đậm tính trình diễn, khoe khoang.

Người thường mắt thịt thấy quyền hay, múa đẹp, uy lực hơn người cũng lấy làm ngưỡng mộ, cổ xúy rất hăng, phong cho hai chữ “cao thủ”.

Người uyên thâm võ học chỉ khẽ cười, rằng mấy thứ múa quyền ấy, cốt như là thể dục. Nhìn đường quyền cũng đoán được nội công người trình diễn.

Tôi học võ mười năm, chỉ múa được mỗi bài “tứ trụ quyền”, thời gian chủ yếu luyện mắt thật tinh, tay thật nhanh, chân thật vững. Không màng mấy trò trình diễn ấy. Không dám nhận mình cao thủ nhưng cũng đủ kinh nghiệm để nhìn quyền biết người.

Vậy mà tôi cũng lầm.

Tỉ như chuyện lúc mới đọc blog Nhị Linh, thấy ngưỡng mộ người trẻ tuổi nhưng quá đỗi uyên bác, thông làu ngoại ngữ ngoại ngôn lại hiểu chuyện đông tây kim cổ, văn chương thi phú thuộc làu làu. Khiêm nhường gắng đọc, gắng mở mang. Cũng từng chắp tay gọi bằng “cao thủ”.

May mà gần đây Nhị Linh viết nhiều về thơ thì mới vỡ lẽ.

Chỉ biết thầm khen Nhị Linh múa quyền giỏi.

21 bình luận to “Múa quyền”

  1. Càfê sữa Tháng Tư 29, 2010 lúc 3:57 chiều #

    xem ra như em mà lại hay, lơ ngơ chẳng đủ để biết gì. 🙂

  2. lvu Tháng Tư 29, 2010 lúc 4:37 chiều #

    Bác Phú ơi, em chả hiểu gì cả. Đọc bác rồi đọc sang bác Nhị vẫn không hiểu :((

  3. Dã Quỳ Tháng Tư 29, 2010 lúc 4:48 chiều #

    Đúng là nhiều người chỉ giỏi múa quyền mà "nội công" chả có gì cả ! Cái đó mới gọi là ….buồn đó héng bác Phú !!!Làm nhớ những lời dạy của sư phụ quá nè!

  4. Vhl Tháng Tư 29, 2010 lúc 5:10 chiều #

    Eo ôi, chán nhất là mấy tay mới học múa quyền mà cứ ngỡ mình múa giỏi. Sàng tới xê lui khoe đủ kiểu. Khi bị phê thì cong môi lên phán ´´cái thế hệ chúng bay là cái thế hệ việt kiều rửa chén, biết cái gì mà quyền với chả cước ở đây´´. Ngẫm mà buồn thay. Tôi thấy anh chàng khoe quyền có góp mặt bên căn hộ của bác Phú rồi đấy nhá.

  5. Anonymous Tháng Tư 29, 2010 lúc 5:54 chiều #

    Nhìn đời tươi dẹp đi a Phú ơi, phức tạp quá hóa mệt.

  6. Land Tháng Tư 29, 2010 lúc 6:45 chiều #

    Em không đọc nhiều văn đặc biệt ít đọc thơ, trong chuyện này cũng giống như người tập thể thao chứ chưa được tính là luyện võ, em chỉ nói vài lời theo những gì em nhìn thấy. Sẵn trên kia anh có nói đến "tứ trụ quyền", em trở về copy lên đây một đọan, một đoạn mà từ khi đọc đến giớ em vẫn nhớ bởi thường hay ngẫm nghĩ. Tặng lại anh. (:"Đặt cái tôi của mình ở trọng tâm nhưng luôn trên đôi chân mình thì mới gọi là vững. Gân cốt, cơ bắp, tâm thức là để giữ thăng bằng cho cái tôi của mình chứ không phải dùng để xô cái tôi của kẻ khác mới gọi là bình. Mắt phải thấy, tai phải nghe, tâm phải hiểu cái tôi của người khác thì mới gọi là biết."Em suy nghĩ kỹ rồi, tắt máy đi nằm một lúc mới ngồi dậy trở vào đây hỏi, rằng anh có nghĩ mình đang nhỡ tay đồ sát một-người-trẻ ?-Land-

  7. HY Tháng Tư 29, 2010 lúc 7:04 chiều #

    Múa quyền, múa phím, múa khoaiMua vui cũng được một vài trống canhMùa xuân hoa nở đua tranhAnh em múa máy diễu hành cho vuiTake it easy 

  8. Anonymous Tháng Tư 29, 2010 lúc 8:25 chiều #

    "anh có nghĩ mình đang nhỡ tay đồ sát một-người-trẻ?" Hay!

  9. Tung H Tháng Tư 29, 2010 lúc 11:31 chiều #

    Không có thời gian viết dài, nhưng ý kiến về "thời này…" của NL là điểm cụ thể mà bác nhắm tới thì đó là quan điểm nghệ thuật (thậm chí là nhân sinh) của 1 người. Tức là thường thì khó tranh luận rõ ràng về những thứ như thế nhưng người ta có quyền tranh luận, phát ngôn. Cũng như việc bác đánh giá ai thế nào là quyền của bác. Chưa nói trong văn cảnh nó có thể chỉ là một cách nói cảm thán. Nếu ý kiến NL trong entry dễ comment nêu ý kiến bao nhiêu thì bài này của bác khó comment bấy nhiêu. Vì cách ta comment về phẩm chất 1 người cụ thể trong 1 vài dòng nó trỏ cho ta thấy về chính ta: sau đó dễ đến lượt của ta! Nhưng cả 2 bài đều giống nhau là không định nêu luận điểm tranh luận. Nên ở đây em cũng chỉ có thể góp ý là: bác cũng nên tỏ thái độ rõ về những comment khuyết danh trong bài này. Bình phẩm tư cách người khác thì phải có nhân thân-tức là đứng từ một tư cách mà nói.

  10. Đàm Hà Phú Tháng Tư 30, 2010 lúc 1:07 sáng #

    Trước hết xin cảm ơn các bác đã đọc và chia sẻ.Xin nói rõ là qua bài này tôi không có ý xúc phạm hay hạ thấp Bloger Nhị Linh. Tôi cũng không đồng quan điểm với bạn nặc danh trên, và nói chung các bạn không nên comment dước tên "nặc danh" trong blog của tôi.BÀi này là ý kiến cá nhân tôi về những gì được viết ở blog Nhị Linh, đặc biệt là thơ. Tôi nhận thấy ở đó Nhị Linh đã viết một số câu khá lộng ngôn, hợm hĩnh. Tôi cũng có ý comment tỏ thái độ nhưng bạn ấy có vẻ không nghe lại tỏ ý giễu cợt. Nên tôi đành về đây bày tỏ quan điểm của mình.Như đã nói trong bài, việc viết những câu hợm hĩnh về thơ như vậy chứng tỏ Nhị Linh không có tâm với thơ, không hiểu nhiều về thơ (kể cả trước và sau 1975). Việc viết những câu hợm hĩnh, miệt thị kẻ khác như vậy là điều tối kỵ của học giả tri thức thực thụ. Từ đó tôi thất vọng và nghi ngờ tất cả những gì Nhị Linh viết

  11. HY Tháng Tư 30, 2010 lúc 2:11 sáng #

    Ôi, nếu Phú bực mình về cái câu đấy thì Phú không hiểu ý Nhị Linh rồi, câu đấy nằm trong văn cảnh của đoạn văn nêu những suy nghĩ của Nhị Linh về bài Thơ viết khi con qua đời của Du Tử Lê:"Bài thơ này, không biết có phải xuất phát từ trải nghiệm thực của nhà thơ không, nhưng nó thật là cảm động, một cách nói về nỗi đau mà chỉ thơ ca mới có khả năng.Cũng những năm 1970 đó, bên phía kia một nhà thơ cũng làm một bài thơ về cái đề tài rất ít người làm liên quan tới nhà hộ sinh này, là Nguyễn Duy, bài thơ bắt đầu bằng câu "Đêm rộng thùng thình như chiếc áo bờ lu", tất nhiên là rất khác về cách viết thơ cũng như tâm trạng so với Du Tử Lê, không biết chị So còn thuộc không?Thời này, thực sự tôi đã thấm thía, chẳng ai còn đoái hoài đến thơ nữa."Trong câu mở đầu của đoạn văn, Nhị Linh nói đến sự cảm động của bài thơ và đề cao khả năng của thơ ca. Với câu cảm thán cuối cùng khép lại đoạn văn, Nhị Linh xót xa cho thơ ca, hay như thế, cảm động như thế mà nào được mấy ai nhớ đến hay thuộc lấy vài câu. Phần giữa cũng là một sự so sánh liên hệ, hy vọng có ai hoài cổ, ví dụ như chị So, còn nhớ đến một câu thơ hay thế hay không. Toàn đoàn văn là một tấm lòng nhất quán với thơ. Mình đọc được như vậy đấy Phú ạ, quả là hôm ấy mình đọc bài thơ này của Du Tử Lê thấy hay rợn người, muốn vào cảm ơn Nhị Linh nhưng cuối cùng chỉ yên lặng cảm nhận cho riêng mình. Hôm nay vì entry này của Phú mà đọc lại bài Nhị Linh, cảm ơn Nhị Linh. Hy vọng Phú sẽ hiểu bài viết của Nhị Linh, hy vọng các bạn sẽ hiểu nhau.

  12. Đàm Hà Phú Tháng Tư 30, 2010 lúc 2:40 sáng #

    Vâng. Phú cũng hiểu chính xác như bác HY đã nói trên. Chính vì hiểu như vậy nên Phú mới ví cái cảm thán của bạn Nhị Linh như một điệu múa quyền. Nói thế hóa ra chỉ có Nhị Linh với thơ thôi, còn dân chúng đặc một lũ ngu dốt đấy ru? Vả lại cũng không riêng gì câu ấy, bài ấy. Cách Nhị Linh diễn đạt một việc bằng cách tung hứng tùy tiện, phát ngôn ngẫu hứng, hợm hĩnh mới đầu đọc rất thu hút nhưng đọc lại thấy không hay, không đúng tính của người hiểu biết.Cá nhân Phú và Nhị Linh chưa gặp nhau, cũng không có ý ghét hay giận gì bạn ấy, chỉ là tự thấy thất vọng trong lòng, muốn góp ý thì bị cười cợt, nên viết ra đây để bạn Nhị Linh có đọc thì xem lại mình. Bằng bạn ấy không xem, thì coi như Phú cũng nói được lòng mình vậy.

  13. Hà Dũng Tháng Tư 30, 2010 lúc 2:49 sáng #

    @HY. Theo tôi hiểu tinh thần của bài viết là tác giả nêu cảm nhận riêng của mình về blogger mà anh ấy muốn đề cập. Blogger DHP có quyền nêu chủ kiến. Không thể vì HY cảm nhận bài thơ của Nhị Linh hay rợn người mà bạn yêu cầu người khác cũng phải có cùng cảm nhận như bạn. Thật ích kỷ. Bạn cảm nhận như thế nào khi đọc xong một bài văn hay một bài thơ là chuyện của riêng bạn. Sao lại hướng người khác nên cảm nhận theo suy nghĩ của riêng bản thân HY nhỉ ???? UNACCEPTABLE!

  14. HY Tháng Tư 30, 2010 lúc 3:36 sáng #

    @Hà Dũng: bạn đọc bài mình kỳ lạ thế, mình có yêu cầu ai phải cảm nhận giống mình đâu? Mình đưa câu văn mà bạn Phú nhắc đến ở blog Nhị Linh vào bối cảnh của nó để phân tích thôi. Phân tích văn của người ta và chỉ ra những chỗ hay dở thì thú vị và đáng đọc chứ còn chụp mũ và chỉ trích cá nhân thì đối thoại làm gì.

  15. Hà Dũng Tháng Tư 30, 2010 lúc 4:08 sáng #

    @ HY´´…quả là hôm ấy mình đọc bài thơ này của Du Tử Lê thấy hay rợn người, muốn vào cảm ơn Nhị Linh……´´ ´´…Hy vọng Phú sẽ hiểu bài viết của Nhị Linh….´´ Thế nên hiểu bài viết của Nhị Linh theo cách của Phú hay theo cách của HY?Comt của HY mâu thuẫn và không thuyết phục. UNACCEPTABLE!

  16. Nkd Tháng Tư 30, 2010 lúc 5:03 sáng #

    Tôi nghĩ bác Phú hơi nhạy cảm quá. Câu đấy hiểu thế nào cũng được. Người Việt mình cứ thích bóng gió xa xôi rồi lại khổ vì lúc nào cũng nghĩ người khác bóng gió xa xôi.Thằng Nhị Linh đâu, vào hầu chuyện bác Phú mau!!!

  17. Tim Tháng Tư 30, 2010 lúc 5:21 sáng #

    Đấy, khi người thích ẩn rụ mà tớ thì bỗng dưng lộ rụ thì chuyện bé hoá to. Nhị Linh đâu , ra mau góp vui nào.

  18. Đàm Hà Phú Tháng Tư 30, 2010 lúc 5:23 sáng #

    Xin phép dừng bài này và mọi tranh luận ở đây.Mong các bác đừng comment nữa mà mất hòa khí.Điều gì tôi muốn nói với Nhị Linh tôi đã nói hết, Nhị Linh có hiểu hay không cũng không quan trọng. Mọi comment không có tính xây dựng sẽ bị xóa.

  19. Angelique Tháng Tư 30, 2010 lúc 6:12 chiều #

    Văn chương thiên cổ sựĐắc thất thốn tâm triTác giả giai phù biệtThanh danh khởi lãng thùy(Đỗ Phủ):)

  20. Đàm Hà Phú Tháng Năm 1, 2010 lúc 2:18 sáng #

    @Angelique: Cảm ơn bạn. Xin bổ sung bản dịch:Văn chương là chuyện muôn đờiCó chăng được mất do người ta thôiKhác chăng mỗi vẽ vẹn mườiGiữ thanh danh mãi sáng ngời về sau

  21. Anonymous Tháng Năm 8, 2010 lúc 6:39 sáng #

    he he

Gửi phản hồi cho Vhl Hủy trả lời