Chuyện nhỏ ở Sài Gòn (2)

5 Th8


1.
“Cho nhiêu cũng được” – Câunày ai ở Sài Gòn chắc là biết, chắc thỉnh thoảng có nghe, nhất là khi đi taxi,xe ôm, xích lô… nếu là khách đi quen rồi hoặc quãng đường gần quá khó trả giáthì bác tài sẽ nói vậy: chú (cô) cho nhiêu cũng được. Nói vậy chứ ai đành lòngcho ít, ví như đúng ra bảy ngàn thì khách sẽ đưa mười ngàn cho chẵn tiền.
Đó cũng không hẳn vì ít tiềnquá mà nói vậy, cũng có khi nhiều thứ giá trị hơn người bán cũng nói: cho nhiêucũng được. ví dụ như chuyện có cô giáo nọ dạy văn ở một trường cấp hai, cô nổitiếng là thương học trò như con. Mỗi buổi sáng cô hay đi chợ ở gần nhà để tiệnviệc cơm nước. Trong chợ có rất nhiều người biết cô là cô giáo, và họ thườnggọi luôn là “cô giáo”. Nhiều khi cô giáo cũng khó xử với các bà, các chị trongchợ, họ cứ bỏ vô giỏ cô khi thì con cá, khi thì bó rau, khi thì ký thịt… khi côđòi trả tiền thì họ không chịu lấy hoặc nói: cô giáo cho nhiêu cũng được.
Cho nhiêu cũng được
2.
Ông là thương binh, thươngbinh của chế độ cũ, ông bị thương gần ngày Sài Gòn giải phóng. Sau giải phóngông làm nhiều nghề để sinh sống và để nuôi ba đứa con ăn học. Một lần nọ ônglàm công việc bảo vệ ở một nhà hàng vào buổi tối, đó là một nhà hàng lớn và córất nhiều nhân viên và thực chất công việc của ông là chuyên đắt xe cho kháchđến ăn nhậu mà thôi. Chủ nhà hàng là một người đàn ông khá giả và cư xử rấtđược.
Một hôm có chuyện. Đêm khuyakhi nhà hàng chuẩn bị đóng của và người chủ cũng chuẩn bị ra về thì có một nhómngười hung dữ cầm mã tấu xông vào nhà hàng truy sát người chủ. Người đàn ôngtuy khá cao to và nhanh nhẹn nhưng khó có thể chống cự với bốn năm tên sát thủchuyên nghiệp, tất cả mọi người bỏ chạy tán loạn. Ông thấy vậy không được nênđứng ra bảo vệ chủ mình, vừa đỡ đòn vừa dìu anh này bỏ chạy. Nhờ sự giúp sức củaông, nạn nhân đã thoát thân tuy cũng bị thương nhẹ, còn ông thì bị hai nhátchém nặng mà một nhát sau này đã làm ông không thể cử động cánh tay phải.
Người chủ mang ơn ông lắm dùông nhiều lần nói “chú ơi, tôi làm công cho chú thì phải bảo vệ chú thôi, ơnnghĩa gì mà chú cứ nói hoài”. Và mặc dù ông đã nhiều lần từ chối nhưng ngườichủ nhà hàng vẫn mua cho ông một căn nhà nhỏ, chu cấp hằng tháng đủ nuôi cả giađình ông và cho tiền ba đứa con ông ăn học.
Chuyện xảy ra đã lâu rồi.Hôm qua tôi ngồi trong ngân hàng, ngồi kế bên cậu con trai lớn của ông và đượcnghe câu chuyện này. Cậu nói: chú đó sắp đi Mỹ rồi nên bữa nay chú kêu con rangân hàng mở tài khoản để mai mốt chú chuyển tiền về.
3.
Chuyện này nghe một bạnsinh viên kể. Bạn nói trước nhà bạn nghèo lắm, mẹ bạn bán vé số ở Quận Tám và bạn cũng đi bán phụ mẹ. Nếu bạn học buổi sáng thì sẽ phụ mẹ bán buổi chiềuvà ngược lại, nhà chỉ có hai mẹ con.
Có một chú thợ hồ ở gần nhà,nói là gần nhà chứ thực ra là ở một cái chòi trong xóm hẻm sâu sát bờ kinh, chúnày mỗi khi nhậu thường hay mua vé số của hai mẹ con cậu. Chú này mua khôngnhiều, mỗi lần chỉ mua hai vé, nhưng điều đáng nhớ là sau khi trả tiền hai véthì chú sẽ cho lại cậu một vé, và lúc nào cũng căn dặn: nhớ giữ lại hen mầy,phải thì cùng đổi đời.
Và cậu đổi đời thiệt, mộtlần cặp vé số định mệnh đã trúng giải độc đắc. Người vợ của chú thợ hồ khi biếtchồng mình trúng số độc đắc đã nổi lòng tham và muốn đòi lại tờ vé số mà chú đãcho cậu buổi chiều trước đó. Nhưng chú thợ hồ đã kiên quyết không đòi lại, chúcòn dùng tiền trúng số đã cả xóm một bữa nhậu linh đình.
Có vốn, mẹ cậu không bán vésố nữa mà chuyển ra mở quán ăn sáng và cuộc sống của hai mẹ con đã khá hơntrước rất nhiều. Chỉ riêng chú thợ hồ thì vẫn làm thợ hồ, bây giờ chú mua vé sốcủa người khác nhưng tật cũ vẫn không bỏ, mua hai vé và cho lại người bán mộtvé. Chú luôn dặn: nhớ giữ lại hen mầy, phải thì cùng đổi đời.
4.
Ông chạy xe ôm ở Quận 10nhưng nhà ông thì ở tận ngã tư An Sương, vợ ông thì bán vé số nên ông thườngđậu xe kế bên bà. Hai người mang cơm theo ăn buổi sáng và buổi trưa, buổi chiềuthì trả vé về sớm rồi cùng ăn ở nhà.
Quê ông bà ở Cần Giuộc. Bữanọ thấy có người trông dáng như ở quê lên, tới ghé cho ông bà hai con gà, mộtbuồng chuối và một giỏ đệm đầy cá trê phi, con nào con nấy mập ú, vàng óng. Tôitò mò hỏi: bà con dưới quê gửi lên hả chú? Ông cười, nói đúng ở quê gửi lênnhưng mà hông phải của bà con, thằng đó nó chiếm đất của tui đó chớ.
Nhà ông có nhiều anh em, chaông có chia cho ông ba công ruộng ở quê. Ruộng đất phèn nên một năm chỉ trồngđược một vụ mà lại có mùa trúng mùa thất nên ông bỏ đó lên Sài Gòn chạy xe ôm.Ruộng bỏ hoang lại nằm xa xóm nên không ai coi. Một lần ông về quê và phát hiệnruộng của mình có người chiếm mất. Đó là một gia đình nghèo, hai vợ chồng vàbốn đứa con nheo nhóc, trước họ sống theo ghe nhưng cái ghe nát quá nên cả giađình dắt nhau lên bờ kiếm đất hoang lập nghiệp, cũng bị đuổi cùng đường mới tớiđây.
Mới đầu ông cũng làm căng,thưa lên xã rồi nhờ bà con tới đòi kịch liệt lắm, nhưng do đất nhà từ xưa khôngcó giấy tờ, lúc chia cũng không lập di chúc nên khó nói lý. Rồi ông pháthiện bà vợ mình bị tiểu đường nặng nên thời gian của ông chủ yếu ở bên bà, ôngkhông thiết đòi đất nữa. Một lần về quê đám giỗ ông đã ký giấy cho gia đìnhnghèo nọ ba công đất luôn.

Ông nói, mình cũng nghèo màthấy tụi nó còn nghèo hơn. Mình già rồi, sống nay chết mai, thôi coi như làmphước cho tụi nó. Cũng được cái là vợ chồng nó cũng biết điều, nhận tía máluôn, đem lên cho đồ hoài, ăn hổng hết.
Tôi đã xin ông chụp tấm hìnhnày năm ngoái.


5.
Sài Gòn rộng, rộng lắm, nên chuyệnở Sài Gòn người ta hay kêu là: chuyện nhỏ

47 bình luận to “Chuyện nhỏ ở Sài Gòn (2)”

  1. Gác Xép Tháng Tám 5, 2011 lúc 4:11 sáng #

    Muốn còm nhiêu thì còm, phải ko Phú? Nice entry again. Thanx!

  2. BeBo Tháng Tám 5, 2011 lúc 4:43 sáng #

    Chuyện nhỏ GX, trả lời dùm Phú, hi…hi!

  3. Lana Tháng Tám 5, 2011 lúc 5:36 sáng #

    chiện nhỏ mà không nhỏ, Phú. Thanks.

  4. tonphan Tháng Tám 5, 2011 lúc 5:37 sáng #

    Đọc xong mà thấy rưng rưng nhỉ! Người Sài Gòn thơm thảo quá!Nhưng mà vẫn cứ lấn cấn, người thợ hồ ấy rồi người vợ của chú thợ hồ ấy, bao giờ mới có được thêm lần đổi đời nữa đây ta?

  5. Anonymous Tháng Tám 5, 2011 lúc 6:52 sáng #

    Xin chào anh!Cho tôi xin cái bài Chuyện nhỏ sài gòn 2 để đăng báo được không? Email của tôi: congthuan@khoivietmedia.com

  6. Đàm Hà Phú Tháng Tám 5, 2011 lúc 7:45 sáng #

    @Gác: Dạ, cho nhiêu thì cho chú ơi@Chị Bebo: thanks chị@Chị Lana: cũng có chút tình tiết hư cấu thêm, nhưng cơ bản là chuyện đời thật :)@tonphan: Ừ, gần nhà anh có chị bán hủ tíu trúng độc đắc hơn 1 tỉ, tới giờ vẫn bán hủ tíu trở lại

  7. PTN Tháng Tám 5, 2011 lúc 7:55 sáng #

    umm… cuộc đời có nhiều người tốt lắm !

  8. Thuy Dam Minh Tháng Tám 5, 2011 lúc 8:53 sáng #

    Mấy mẩu chuyện thật hay. Nhưng hay nhất, cảm động nhất là chuyện về bác bảo vệ chủ nhà hàng. Mong sao cuộc sống có nhiều người như vậy, nhiều nghĩa cử cao đẹp như vậy. Nghĩa cử của cả chủ và người làm thuê,như thế!

  9. international Tháng Tám 5, 2011 lúc 9:33 sáng #

    Cái câu "cho nhiêu cũng được" rất phổ biến đó anh Phú ơi. Tụi em gặp hoài, nhất là ở những quán cafe có gắn bảng "giữ xe miễn phí". Nhiều khi thấy nắng nôi, tội nghiệp, bọn em cũng gởi cho nhân viên giữ xe, thường họ hay nói câu đó, và kết quả là không bao giờ cho tiền dưới 5.000đ. Nói chung dân SG tính tình rộng rãi, không chấp nhặt vài đồng bạc lẻ. Em cũng vậy, do đó, nghèo triền miên (nghèo còn chảnh là em đó). HE he

  10. NAU Tháng Tám 5, 2011 lúc 11:06 sáng #

    Hay anh ơi, chuyện trong nhà ngoài phố!

  11. mooncakesg Tháng Tám 5, 2011 lúc 11:08 sáng #

    Cho bao nhiêu cũng được, cho nhiêu thì cho, thậm chí có khi phất tay nói thôi thôi có chút xíu à, lấy đi 🙂 Sài Gòn thiệt ra cũng không rộng lắm anh Phú hén 🙂

  12. Hsiang Tháng Tám 5, 2011 lúc 1:28 chiều #

    Mình thích đọc những câu chuyện nhỏ ở Sài gòn!

  13. Nhắm Mắt Tháng Tám 5, 2011 lúc 5:32 chiều #

    ở hiền gặp lành, ông trời có mắt, SG dễ thương quá

  14. Phạm Minh Tâm Tháng Tám 6, 2011 lúc 2:42 sáng #

    ( Hãy đến mà xem – http://vatinam.blogspot.com )

  15. VT Tháng Tám 6, 2011 lúc 3:41 chiều #

    Người Sài gòn có câu:Nói dậy mà hổng phải dậy!đưa bi nhiêu đưa,đưa ít hổng chịu đâu!Mà đưa nhiều có khi có người trả lại,lấy vừa đủ công thôi!Hổng biết có đúng không Phú…hehehe…

  16. xuxu Tháng Tám 7, 2011 lúc 4:23 sáng #

    em cực kì thích bài này 😡

  17. lamnguyen Tháng Tám 7, 2011 lúc 4:23 sáng #

    Những mẩu chuyện nhỏ ghép lại thành mối tình lớn : Tình người. Thật đáng trân trọng.

  18. Đàm Hà Phú Tháng Tám 8, 2011 lúc 7:20 sáng #

    @PTN: Còn nhiều chứ, nhưng bây giờ trở thành khó tin :)@Anh Thụy: chuyện chủ tớ nghe có vẻ kiếp hiệp nhỉ, nhưng nếu Phú là một trong hai người trong câu chuyện thì chắc cũng cư xử như vậy :)@international: "nghèo mà chảnh" là kiểu của SG đó, nghèo mà có chút tiền là đãi bạn bè nhậu hết cửa luôn

  19. Đàm Hà Phú Tháng Tám 8, 2011 lúc 7:23 sáng #

    @NAU: Cảm ơn bạn :)@mooncakesg: Đúng rồi Moon, cũng có cái phất tay đó nữa, anh cũng một lần đau bụng đi xe ôm mà gần quá nên ông xe ôm cũng phất tay: khỏi đi, bữa nhớ kêu tui là dc rồi :)@Hsiang: Sẽ có chuyện cho Hsiang đọc 🙂

  20. Đàm Hà Phú Tháng Tám 8, 2011 lúc 7:25 sáng #

    @Nhắm Mắt: Ông Trời (nếu có ổng) chắc cũng không cần nhắc ai về chuyện phải xử sự như thế nào :)@VT: Đúng rồi bạn hiền. Bi nhiêu thì bi :)@xuxu: Cảm ơn bạn :)@lamnguyen: Cảm ơn bác, đúng là tình người ẩn đằng sau những câu chuyện nhỏ này

  21. marcus Tháng Tám 8, 2011 lúc 9:54 sáng #

    bài hay quá anh Phú ạ. Cảm ơn anh.

  22. Batigol Tháng Tám 8, 2011 lúc 4:22 chiều #

    Anh cóp nhặt được nhiều chuyện vặt hay nhỉ.

  23. ảo vọng Tháng Tám 9, 2011 lúc 2:36 sáng #

    Người Sài Gòn phần lớn bắt nguồn từ cuộc sống tha phương cầu thực, nhưng họ không vô cảm và tính toán từng đồng từng xu. Họ đúng chất của dân Nam bộ, chỉ bon chen hơn một chút bởi không gian sống đậm đặc kinh doanh, văn hóa hơn một chút do điều kiện môi trường tốt hơn. Thấy khổ sẵn sàng chìa tay giúp ( dù có khi bị lợi dụng vẫn tặc lưỡi : thôi kệ !) Thấy chuyện bất bình vẫn tức khí ( nhưng xông ra can thiệp hay không thì phải xét lại – đặc tính này đã sa sút nhiều so với cha ông miền tây ). Ở đâu về Sài Gòn rất ngại, song quen rồi lại khó đi đâu khác …

  24. Phú Hòa Tháng Tám 9, 2011 lúc 7:00 chiều #

    Chu cha, lâu lắm rùi không ghé qua ngôi nhà nhỏ mà xinh này. Đọc thấy mê luôn. Mong rằng một lần nào đó sẽ được gặp Phú ở quán cafe Anh Đỗ.

  25. Đàm Hà Phú Tháng Tám 10, 2011 lúc 6:27 sáng #

    @Batigol: Ừ, tại hay đi chơi nên nghe được nhiều chuyện để kể@ảo vọng: Cảm ơn bạn đã nói chính xác về người Sài Gòn, đúng là mới đến thì ngại, ở lâu sẽ khó đi :)@Phú Hòa: Cảm ơn bác, nhất định thế 🙂

  26. Đàm Hà Phú Tháng Tám 10, 2011 lúc 6:27 sáng #

    @marcus: Cảm ơn bạn, lâu quá mới thấy 🙂

  27. Quehanoi Tháng Tám 10, 2011 lúc 9:45 chiều #

    Đối với tôi văn của bác hiền và tử tế quá .Kính trọng.

  28. O Xuân Tháng Tám 11, 2011 lúc 6:02 sáng #

    Cám ơn anh đã kể những câu chuyện thường ngày, tuy giản dị nhưng giàu tính nhân văn. Hâm mộ anh và chị nhà :-)), hâm mộ tình yêu ở blog này.

  29. Đàm Hà Phú Tháng Tám 12, 2011 lúc 2:15 sáng #

    @Quehanoi: Cảm ơn bạn :)@O Xuân: Cảm ơn O đã khé chơi 🙂

  30. Anonymous Tháng Tám 17, 2011 lúc 6:56 sáng #

    Bài viết rất xúc tích, đọc cuốn hút. Cảm ơn tác giả.

  31. Cafe Stop Tháng Tám 17, 2011 lúc 9:39 sáng #

    cực kỳ phản cảm với người có blog vatinam…. đi đâu cũng thấy spam quảng cáo link.

  32. JT Tháng Tám 17, 2011 lúc 10:18 sáng #

    Cám ơn anh vì những câu chuyện nhỏ để đọc xong tôi học được những điều lớn hơn . Chúc anh khỏe

  33. Quốc Tháng Tám 18, 2011 lúc 1:28 sáng #

    Từ nước Mỹ xa xôi tôi đọc bài thật dễ thương này mà cảm thấy yêu Saigon của tuổi thơ hạnh phúc, yêu cả quê hương mình. Kỉ niệm xưa trở lại, vừa cười thích thú, vừa xúc động chảy nước mắt… Cảm ơn anh Phú !

  34. Phong Linh Tháng Tám 18, 2011 lúc 2:07 chiều #

    Sài gòn thơm thảo lắm 🙂

  35. Dat Nguyen Tháng Tám 18, 2011 lúc 5:58 chiều #

    Cám ơn anh vì bài viết này. Em đọc xong mới biết cuộc sống còn nhiều người tốt :). Hình như anh cũng là người Nha Trang phải không ạ?

  36. Đàm Hà Phú Tháng Tám 19, 2011 lúc 7:02 sáng #

    @Phong Linh, Quốc, ND: Cảm ơn các bạn :)@Dat Nguyen: Mình là dân Nha Trang mà 🙂

  37. Dat Nguyen Tháng Tám 19, 2011 lúc 7:13 sáng #

    hehe, vậy là cùng đồng hương rồi, em cũng mới từ NT vô lại SG chuẩn bị đi học lại :).

  38. Anonymous Tháng Tám 21, 2011 lúc 1:14 chiều #

    Xin chao anh,Cam on anh vi bài viet rat hay, lot ta duoc het tinh cach cua dan Xi Gon rong rai, rong luong. Xin phep duoc share bài viet tren FB cua toi.Khach

  39. Đàm Hà Phú Tháng Tám 22, 2011 lúc 2:56 sáng #

    Bạn cứ tự nhiên 🙂

  40. Anonymous Tháng Tám 23, 2011 lúc 3:31 chiều #

    Tôi cũng tên Phú, sanh đẻ và lớn lên ở SG nhưng hiện giờ ở nước ngoài. Đọc các bài viết của anh thật cảm động và nhớ nhà quá sức. Lúc đầu đọc bài này ở blog Mai Thanh Hải, tưởng của Hải sau mò ra được tác giả là anh.Tôi muốn email riêng với anh, nếu được xin gởi cho .- Phú Lê

  41. Đàm Hà Phú Tháng Tám 24, 2011 lúc 2:48 sáng #

    Cảm ơn bạn đồng danh, email của mình: phu@khonggiandep.com.vn

  42. Anonymous Tháng Tám 27, 2011 lúc 3:28 sáng #

    "Cho nhiêu cũng được"Thơm thảo những tấm lòngDạy nghìn điều sau trướcGiữa biển đời mênh mông.Cảm ơn Đàm Hà Phú!

  43. Phạm Minh Tâm Tháng Tám 28, 2011 lúc 6:02 sáng #

    ( Mời các bạn qua nhà mình chơi – http://vatinam.blogspot.com )

  44. Nguyễn KhươngDuy Tháng Chín 4, 2011 lúc 1:09 sáng #

    anh Phú ơi. Em có một suy nghĩ để phát triển những bài viết này của anh không biết có trùng ý tưởng với ai chưa. Anh hứng thú thì gửi mail cho em nhé anh. Duy.graphicdesign@gmail.com

  45. chipchiu Tháng Chín 6, 2011 lúc 8:19 sáng #

    Hi anh Phú. Bài hay quá. Thằng em trai em nói hôm nay đọc tin tức toàn tiêu cực, đâm chém, giết chóc, giá vàng lên chóng mặt … thấy oải trong lòng phải nhảy vào blog nhà anh đọc bài để … cân bằng cảm xúc, để còn thấy cuộc sống ko chỉ màu xám mà còn có màu hồng, nhất là bài CHUYỆN NHỎ … này. Em cũng thấy vậy. Chúc anh cả nhà luôn vui khỏe để còn sức mà kể chuyện với bạn bè anh nhé. Thân.

  46. Đàm Hà Phú Tháng Chín 7, 2011 lúc 6:25 sáng #

    @Nguyễn KhươngDuy : đã mail cho bạn :)@Chipchiu: Cảm ơn bạn nhé, sẽ kể nhiều chuyện hay 🙂

  47. vietdung Tháng Tư 7, 2012 lúc 4:12 chiều #

    cám ơn chú^^

Gửi phản hồi cho Thuy Dam Minh Hủy trả lời